Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

TRỊ MỤN TRỨNG CÁ Ở ĐÂU TỐT NHẤT



Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Thu Hương – Chủ tịch hội đồng sáng lập Đề án thành lập Bệnh viện Da liễu Đông y Việt Nam,trong bài viết này tôi xin chia sẻ với quý vị những kiến thức cơ bản trong điều trị các loại mụn trứng cá đồng thời cung cấp một số phương pháp điều trị an toàn với chi phí hợp lý dưới góc độ chuyên môn.
Ảnh minh họa

Sở dĩ tôi đặt tiêu đề “Một sự lãng phí ghê ghớm”là vì trên thực tế tôi thấy có quá nhiều người bỏ công sức, tiền của, thời gian để điều trị căn bệnh mụn trứng cá trong khi chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng những bài thuốc rẻ tiền an toàn mà hiệu quả tuyệt đối do cha ông ta để lại.
Mụn trứng cá là triệu chứng thường xuất hiện ở tuổi mới lớn,khi phát hiện bị mụn người Việt thường hay thực hiện điều trị theo những cách sau đây:

Cách 1: Nặn mụn ngấu nghiến,tham khảo ý kiến của Bố mẹ anh chị em,những người đã từng bị mụn,vào mạng tìm kiếm thông tin thuốc trị mụn,mua và mang về sử dụng các loại mỹ phẩm trị mụn:Bộ kem trị mụn của Bonds,kem trị mụn Thảo Lâm,kem trị Mụn Thảo Sâm,kem Acanacre,kem orflame…

Ưu điểm::Tình trạng mụn có thể hết tạm thời nếu loại kem đó phù hợp với da.
Nhược điểm:Mụn có thể sẽ quay trở lại trong một thời gian ngắn thường là trong khoảng 1 – 2 tháng sau với mức độ nặng và mật độ nhiều hơn rất nhiều.Sử dụng các loại kem này có thể gây lão hóa da,chảy sệ da vì thường trong kem có chứa nhiều axit và độ kiềm cao,một số loại kem còn có kẽm và thủy ngân gây hại da nghiêm trọng.

Cách 2:Sau khi điều trị theo cách thứ nhất mà không khỏi thường làm cho da có biểu hiện xấu hơn người bị bệnh chuyển sang xu hướng sử dụng các thực phẩm chức năng:Viên ngừa mụn An Bảo,viên ngừa mụn Hoa Linh,Kamida…
Ưu điểm:Không gây hại cho da,tình trạng mụn có thể tạm ngừng phát triển nếu phù hợp với cơ địa của người khi dùng thực phẩm chức năng.
Nhược điểm:Thời gian điều trị dài thường từ 3-6 tháng,chỉ có tác dụng cân bằng nội tiết tố không có tác dụng điều trị thể mụn bên ngoài(trong khi mụn chủ yếu xuất hiện do tình trạng viêm da,viêm lỗ chân lông) nên không có hiệu quả cao.Chi phí điều trị cao thường từ 4-6 triệu.
Cách 3:Quá trình điều trị dài mà không có hiệu quả,tình trạng mụn thì cứ nặng thêm,chi phí tương đối tốn kém người bệnh ở giai đoạn này thường có tâm lý bi quan chán nản,ngại giao tiếp,hạn chế các hoạt động tập thể,sống khép mình,tự ti thậm chí một số trường hợp còn mắc chứng tự kỉ,học hành công việc sa sút
Trong tâm trạng đó người bệnh thường được khuyên đến các bệnh viện da liễu hoặc chuyên khoa da liễu của các bệnh viện đa khoa để khám và điều trị.
Tại Việt Nam các bác sĩ da liễu thường áp dụng một số công nghệ sau đây trong điều trị mụn trứng cá:Chiếu tia ánh sáng xanh/đỏ,chiếu tia sáng IPL,Laser CT3 với bước sóng 1320nm…
Ưu điểm:Việc chữa trị trong các chuyên khoa hoặc bệnh viên da liễu giúp bệnh nhân yên tâm về mặt tâm lí do ở Việt Nam thường có tâm lí tin tưởng bác sĩ ở các bệnh viện công lập,hạn chế được những tổn thương nhiễm trùng da do được điều trị bằng những công nghệ tiên tiến trong môi trường sạch sẽ vô trùng.
Nhược điểm:Hiệu quả thường không cao do chỉ chú trọng làm sạch vi khuẩn vùng mụn hoặc nặn mụn và xông tinh dầu,chân mụn không sạch,không ngăn ngừa được nhân mụn mới.Trong quá trình điều trị lại không thường xuyên trao đổi tình trạng với bác sĩ(bác sĩ thường bận nhiều việc nên việc trao đổi thông tin thường xuyên giữa người bệnh và bác sĩ hạn chế).Chi phí tốn kém thường một liệu trình điều trị tốn khoảng 10-15 triệu.
Cách 4:Việc điều trị ở các chuyên khoa da liễu không khỏi khiến người bệnh mất niềm tin hoàn toàn về các chuyên khoa của nhà nước lúc này người bệnh lại được các thẩm mỹ viện tung các chiêu quảng cáo sạch mụn 100%,hoặc không khỏi trả lại tiền:Thẩm mỹ Thiên trang,thẩm mỹ ngọc Tú,thẩm mỹ Hoài thương…Tùy từng nơi mà có những công nghệ điều trị khác nhau có nơi dùng các loại thuốc,kem của nước ngoài(thực chất là bao bì,mác là của ngoại còn bên trong vẫn là những kem tự chế),có nơi sử dụng phương pháp laser,chiếu ánh sáng,có nơi sử dụng công nghệ tế bào gốc…
Ưu điểm:Thái độ phục vụ nhiệt tình,thân thiện,quan hệ giữa chuyên gia thẩm mỹ và bệnh nhân khá tốt trong quá trình điều trị.
Nhược điểm:Do trình độ của các chuyên gia thẩm mỹ ở một số nơi còn hạn chế nên việc điều trị có thể gặp những tổn thương về da:bỏng da,sẹo trắng trên da,dị ứng da..Hiệu quả điều trị thường ở mức thấp không như những quảng cáo thông thường vẫn nói,Chi phí cực kì tốn kém thông thường từ 10-30 triệu với thời gian điều trị dài ngày.kết quả không khỏi người bệnh đòi rút lại tiền như cam kết thì bị gây khó dễ(các thẩm mỹ thường đưa ra hang trăm lí do để trả một phần nào đó:tiền công,tiền thuốc,tư vấn…).

Trên đây tôi nêu một số nhìn nhận và đánh giá về các phương pháp điều trị mụn trứng cá dưới góc độ chuyên môn.Những đánh giá có thể chưa lột tả hết được nhưng cũng phần nào giúp quý vị hiểu biết căn bản về thực trạng điều trị căn bệnh này ở nước ta.
Với mong muốn giúp gần 10 triệu người bị mụn trứng cá(theo thống kê của ngành da liễu Việt Nam) thoát khỏi căn bệnh này với hiệu quả cao nhất,chi phí rẻ nhất và phương pháp an toàn nhất, người viết bài này xin gửi tới quý vị một công trình nghiên cứu bài thuốc dân gian của ths. Nguyễn Trọng Hoàng – Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển dược liệu Việt Nam, Chủ nhiệm đề án quốc gia về Ứng dụng các dược liệu quý trong điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá tại Việt Nam.
Tên bài thuốc:Tinh dầu dược liệu trị mụn trứng cá

Thành phần:tinh dầu oải hương,tinh dầu chanh,tinh dầu nghệ,tinh dầu nha đam,mật ong rừng,dưỡng chất thảo dược
Công dụng:Làm sạch mụn,sạch vết thâm,tái tạo da,ngăn ngừa sự phát triển mụn mới,se khít lỗ chân lông,cân bằng lượng dầu trên da,da nhờn da khô trở thành da trung tính.
Thưa quý vị!
Thông thường khi bị mụn trứng cá chúng ta thường đi tìm những mỹ phẩm hoặc thuốc tây y để điều trị mà quên mất rằng cha ông ta từ ngàn đời nay đã dùng những dược liệu quý ngay xung quanh chúng ta để điều trị, vừa hiệu quả vừa an toàn lại ít tốn kém,với suy nghĩ đó đã thôi thúc ths.GVCC.Nguyễn Trọng Hoàng cùng các nhà khoa học ngày đêm miệt mài nghiên cứu,thử nghiệm và cho ra đời công thức trị mụn đặc hiệu dựa trên những bài thuốc dân gian bí truyền nhưng có thay đổi để phù hợp hơn với cơ địa da và môi trường sống hiện đại ngày nay.
Được phép của chủ nhiện chương trình, người viết bài xin đi sâu phân tích công dụng của từng thành phần trong bài thuốc dân gian:
*Tinh dầu oải hương:Chống viêm,ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn từ vùng da bị mụn sang vùng da chưa bị mụn.

*Tinh dầu chanh:Se khít lỗ chân lông,kháng viêm khử trùng.giúp giảm lượng dầu bài tiết bịt các lỗ chân lông gây viêm nhiễm và hình thành mụn.

*Tinh dầu nha đam:Tẩy tế bào chết,tái tạo tế bào da mới,giảm nếp nhăn do mụn để lại.

*Tinh dầu nghệ:Kháng khuẩn,làm lành tổn thương do nặn mụn,liền sẹo,chống lão hóa da,mờ vết thâm do mụn trứng cá để lại.

*Mật ong rừng:Chống vi khuẩn,rửa trôi vi khuẩn,ngăn chặn nhiễm trùng định kì,chất chống oxy hóa trong mật ong giúp da tươi trẻ,tẩy trùng da do tiếp xúc với môi trường bụi bẩn và khói bụi,nguồn nước ô nhiễm.

Dưỡng chất thảo dược:Dưỡng da,ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Dựa trên những phân tích hết sức khoa học trên đây có thể thấy bài thuốc dân gian tinh dầu dược liệu trị mụn có tác dụng hiệu quả trong điều trị và ngăn ngừa các loại mụn trứng cá:mụn bọc,mụn mủ,mụn đầu đen,mụn cám,vết thâm do mụn để lại.
Công trình nghiên cứu đã từng được áp dụng năm 2009 với 200 trường hợp kết quả như sau:
*176 người khỏi hoàn toàn với thời gian điều trị trên dưới 45 ngày:sạch mụn hoàn toàn,sạch vết thâm và không tái phát,da mịn trắng đẹp,độ dầu trên da cân bằng,hoàn toàn không để lại sẹo.
*21 người hết mụn với thời gian 60 ngày do lượng dầu trên da mặt quá lớn khiến cho lượng tinh dầu thẩm thấu chậm.
*3 người giữ nguyên mức độ mụn, nguyên nhân do làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều dầu mỡ:hai thợ sửa chữa ô tô,một thợ sửa máy.
Từ những kết quả khả quan như trên bài thuốc đã được sử dụng rộng rãi và giúp cho gần 5000 người chữa khỏi mụn trứng cá khắp ba miền Bắc Trung Nam và cả người nước ngoài.
Trên đây là những ý kiến đánh giá dưới góc độ chuyên môn giúp cho nhiều người biết đến bài thuốc để chữa trị,giảm thiểu chi phí,thời gian chữa trị và an toàn cho da.
Quý vị cần trao đổi,tư vấn hoặc điều trị với chi phí hợp lý thì gọi điện trực tiếp cho chủ nhiệm chương trình ths. GVCC.Nguyễn Trọng Hoàng theo số 0963 88 14 34, email  là Hoangvienduoclieu@yahoo.com.
.Khi chữa khỏi kính mong quý vị thông báo để mọi người cùng biết. Xin trân trọng cảm ơn qúy vị đã quan tâm đến bài viết.
                                      Theo Sức khỏe và thời đại y học

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

THUỐC TRỊ MỤN


Dùng thuốc trị mụn

Tác giả : TS. DS. NGUYỄN HỮU ÐỨC (Trường Ðại học Y Dược TPHCM)

NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN

Mụn là bệnh do nang lông - tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn, trong khi miệng nang lông lại bị bít kín do tăng sừng hóa, chất bã nhờn ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn (comedone). Khi nhân mụn thành hình, thường có sự phát triển, tăng sinh một loại vi khuẩn có tên Propionibacterium acnes ở lỗ chân lông, gây nên tình trạng viêm đỏ của mụn mủ.

MỘT SỐ ÐIỀU CẦN TRÁNH KHI BỊ NỔI MỤN

Có thể làm giảm nổi mụn bằng cách: Ăn uống điều độ, không lạm dụng những gia vị cay nóng như tiêu, ớt, hành, tỏi hoặc thức uống có tính kích thích như cà phê, trà.
- Nên ăn nhiều rau quả, trái cây để tăng cường thêm chất bổ dưỡng và tránh táo bón.
- Tránh lo lắng, phiền muộn. Sự lạc quan, thoải mái trong cuộc sống là yếu tố quan trọng giúp cải thiện nhiều rối loạn, trong đó có chuyện nổi mụn.
- Rửa mặt hàng ngày khoảng 4-5 lần với nước thường hoặc nước pha muối (pha 1-2 muỗng cà phê muối ăn vào 1 lít nước).
- Lưu ý nếu sử dụng loại xà bông nào không thích hợp với da mặt, làm mụn nổi nhiều hơn thì cần tránh dùng loại đó.
- Luôn đội mũ khi ra nắng.
- Không nên thường xuyên mân mê, nặn bóp mụn vì dễ gây nhiễm trùng và có thể để lại sẹo xấu.
Mụn thường gặp ở tuổi trẻ nhưng vẫn có thể kéo dài đến 40-50 tuổi. Khi mụn tiến triển dai dẳng và mức độ viêm nhiễm nặng, có khi phải dùng đến thuốc trị mụn.

CÁC LOẠI THUỐC TRỊ MỤN

Như đã trình bày, do có 3 yếu tố chính dẫn đến mụn: Ðó là sự tăng tiết bã nhờn, sự tăng sừng hóa của da tại miệng nang lông và sự phát triển bất thường của vi khuẩn P.acnes, nên tác dụng của các thuốc trị mụn chủ yếu hướng vào việc giải quyết 3 yếu tố trên. Thuốc trị mụn có thể chia làm 2 loại:
Thuốc điều trị toàn thân: Gồm các loại thuốc uống cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định vì thường phải dùng kéo dài (trong nhiều tháng), có thể gây tác dụng phụ và chỉ dùng thuốc khi bị mụn loại nặng. Ðó là:
- Kháng sinh loại uống: Tetracyclin, Minocyclin, Clin-damycin, Erythromycin.
- Isotretinoin: Là dẫn chất vitamin A dạng acid được dùng khi bị mụn trứng cá rất nặng. Lưu ý thuốc có thể gây quái thai ở phụ nữ mang thai.
- Nội tiết tố sinh dục: Chỉ dùng cho phụ nữ trưởng thành (dưới 16 tuổi không được dùng) khi có sự tăng tiết bã nhờn quá nhiều và các cách điều trị khác không đem lại kết quả. Hiện nay đã có loại thuốc vừa trị mụn vừa có tác dụng ngừa thai (Diane 35).
Thuốc điều trị tại chỗ: Ðây là loại thuốc bôi, có loại chỉ chứa một hoạt chất với một tác động chuyên biệt nào đó, chẳng hạn như:
- Thuốc bôi chứa lưu huỳnh: Là thuốc cổ điển, có tác dụng giảm nhờn, sát trùng. Hiện nay rất ít được sử dụng vì các chế phẩm chứa lưu huỳnh có mùi hôi gây khó chịu.
- Thuốc bôi chứa benzoyl peroxyd: Thuốc có tác dụng làm tiêu nhân mụn, diệt vi khuẩn P.acnes nhưng lại dễ gây kích ứng da. Cần tránh ra nắng khi bôi thuốc.
- Thuốc bôi chứa Retinoid: Retinoid là tên chung để chỉ các dẫn chất của vitamin A dạng acid. Retinoid dùng làm thuốc bôi ngoài da là Tretinoin. Tretinoin có tác dụng trị nhân mụn bằng cách làm nhân mụn trồi lên và đưa ra ngoài, đồng thời ngăn ngừa phát sinh nhân mụn mới.
Nên lưu ý trước khi dùng loại thuốc trị mụn bôi ngoài da, ta nên bôi thử trên vùng da mỏng ở mặt trước cẳng tay, để yên trong 6-8 giờ, nếu không thấy phản ứng gì đặc biệt mới bôi lên mặt. Riêng đối với biệt dược có sự phối hợp Erythromycin và Tretinoin, do hoạt chất này có tác dụng tốt trong điều trị mụn nhưng lại đòi hỏi sự thận trọng khi sử dụng, vì vậy nên đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng hoặc tư vấn dược sĩ, bác sĩ về những điều chưa rõ để việc dùng thuốc được hiệu quả và an toàn.
Xin nhắc lại, có một số thuốc trị mụn cần được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn sử dụng, vì vậy nếu bị mụn trứng cá loại nặng và để đảm bảo an toàn, tốt nhất ta nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Nếu dùng đúng thuốc trị mụn thì có thể đem lại hiệu quả. Ngược lại dùng không đúng còn có khi làm cho mụn nổi nhiều hơn. Tuyệt đối không được dùng loại kem tự chế pha trộn với một số loại thuốc tây hoặc dùng thuốc Cortibion để trị mụn. Dùng như thế là rất sai vì cortibion là loại kem chứa thuốc corticoid không phải dùng để trị mụn, nếu dùng trị mụn hàng ngày sẽ rất có hại cho da.


Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

TRỊ MỤN TRỨNG CÁ Ở LƯNG VÀ NGỰC


Điều trị mụn trứng cá ở lưng và ngực

Thưa bác sĩ, tôi bị mụn trứng cá ở lưng và ngực đã 6 năm trị rất nhiều nơi nhưng không hết. Xin hỏi : tôi trị ở đâu mới hết thẳng ? Xin cảm ơn!

(chau thuy em)
 
Trả lời: 
Mụn trứng cá là hậu quả của tình trạng mất cân bằng hormone giới tính giữa Estrogen (hormone nữ) và Androgen (hormone nam) đặc biệt là ở nữ giới. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Y Havard đã cho thấy nếp sống văn minh tạo cho con người thói quen dùng nhiều đường trong thức ăn, làm thay đổi sự quân bình về nội tiết và hậu quả là chất bã nhờn được tiết ra nhiều. Trứng cá khi bị vi khuẩn mụn P - Acnes xâm nhập sẽ biến thành mụn bọc hay mụn mủ rất nguy hiểm và thường để lại sẹo lõm sâu. 
 
Mụn trứng cá vùng lưng là một trong những loại trứng cá khó điều trị nhất và tốn nhiều thời gian nhất, mặc dù đều có nguyên nhân xuất phát từ việc rối loạn nội tiết tố tuy nhiên mụn trứng cá lưng khó điều trị hơn mụn trứng cá ở các vùng da khác. Thông thường, lưng là vùng da ít được động tới kể cả trong quá trình tắm rửa hàng ngày vì tay không thể với tới được nên lỗ chân lông bị tắc, lớp chất sừng dày cộp. Mặt khác, trên cơ thể chúng ta, ngoài bộ phận mặt, lưng là nơi phân giải chất nhờn và mồ hôi nhiều nhất, áo bẩn có dính mồ hôi lại thường xuyên cọ xát trên bề mặt da và nốt mụn trứng cá khiến mụn trứng cá càng viêm nhiễm nặng thêm và dễ dàng lan ra các vùng khác.
 
Có 3 nguyên nhân gây mụn ở lưng:
 
- Do sự bít kín miệng ống bài tiết chất bã bởi chất sừng.
- Do tăng tiết chất bã nhờn ở vùng lưng.
- Do sự nhiễm trùng bên trong nang mụn.
 
Thuốc chữa trứng cá: 
 
Mục đích của việc điều trị trứng cá là khai thông các lỗ chân lông bị bịt tắc và giữ cho chúng được sạch bằng cách bôi thuốc, đôi khi có thể kèm theo uống kháng sinh để diệt vi khuẩn trong nang lông. 
 
Các thuốc bôi 
 
- Benzoyl peroxit: Chỉ bôi thuốc vào buổi tối, không bôi thuốc ban ngày và không đi ra ngoài ánh sáng mặt trời khi bôi thuốc để tránh làm bỏng da, cháy da. Thuốc có tác dụng làm mất đi các nút tắc ở cổ nang lông tuyến bã và giảm lượng vi khuẩn gây trứng cá. Tác dụng phụ là gây đỏ da, khô da và rát da. 
 
- Tretinoin: Dạng kem hay gel, bôi vào buổi tối, có tác dụng làm mất đi các nút tắc ở nang lông tuyến bã nhờn. Thuốc cũng gây đỏ da, bong da và kích ứng da.
 
- Thuốc bôi kháng sinh như kem erythromycin 2%, dung dịch clindamycin 1% (dalanin T), metronidazol dạng gel, bôi hằng ngày, dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc bôi khác. 
 
Khi cơ thể bị mất cân bằng từ bên trong như thận yếu, gan yếu khiến cho độc tố không được đào thải mà tích tụ lại ở bên trong, đến một thời điểm nhất định chúng sẽ bùng phát ra ngoài mà biểu hiện thường gặp nhất là mụn trứng cá. 
 
Bạn có thể sử dụng các thuốc bổ gan như Boganic...để phối hợp với các thuốc bôi điều trị mụn trứng cá tuy nhiên bạn nên đến các trung tâm y tế để chẩn đoán chính xác nguyên nhân nổi mụn trứng cá để dùng thuốc đúng, an toàn và hiệu quả nhất. 
 
Muốn chữa trị có hiệu quả mụn trứng cá ở lưng thì cần giữ da sạch sẽ, thoáng mát, tắm mỗi ngày ít nhất 1 lần rồi lau thật khô không để mồ hôi ra nhiều, không nên ăn uống nhiều chất ngọt, chất béo, không thức khuya. Bạn có thể sử dụng thuốc bôi, bôi mỗi tối 1 lần trước khi đi ngủ, cần thực hiện nhiều đêm liền. Việc sử dụng thêm thuốc kháng sinh thì cần phải có sự tham khảo của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. Bạn có thể khám và điều trị tại chuyên khoa da liễu. Điều trị mụn trứng cá đòi hỏi phải rất kiên trì, bạn lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị.
 
Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

TRỊ MỤN TRỨNG CÁ BẰNG ĐÔNG Y


RỊ MỤN ĐẦU ĐEN BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN


Theo Đông y, bệnh trứng cá do đàm trệ kết hợp với hỏa nhiệt gây ra. Có thể điều trị bằng cách xoa mặt, dùng thuốc bôi và uống.


Người bị trứng cá do đàm trệ và hoả nhiệt thường cảm thấy khô miệng, mất ngủ, ngủ hay mê, đại tiện thường táo kết, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, có thể thấy di mộng tinh ở nam giới hay rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Trứng cá bệnh lý hay xuất hiện ở những người ít lao động hoặc luyện tập thể lực, thường ăn nhiều thịt, trứng, bơ sữa và có hiện tượng rối loạn tiêu hóa kéo dài. Mụn trứng cá bệnh lý thường có màu hồng sẫm, căng mọng, khi vỡ chảy ra nước nhầy màu hồng, khi lành để lại sẹo thâm trên mặt, làm ảnh hưởng nặng nề tới thẩm mỹ.

Để điều trị trứng cá bệnh lý, ngoài việc sử dụng các liệu pháp và thuốc của y học hiện đại, ta có thể áp dụng một số cách chữa sau:
1. Xoa bóp mặt
- Buổi sáng ngủ dậy ngồi ở nơi yên tĩnh, thư giãn tinh thần, xát 2 bàn tay vào nhau cho nóng, sau đó vuốt lên mặt 7 lần.
- Buổi tối trước khi đi ngủ, đắp khăn nóng lên mặt trong 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh cho hết chất nhờn (dùng khăn mềm). Xoa mặt nhẹ nhàng trong 15 phút, chủ yếu là ở các vùng trán, má, rãnh mũi má và cằm.
Thông thường, sau khoảng 2 tuần điều trị, bệnh nhân bắt đầu cảm nhận được tác dụng của phương pháp xoa bóp (da mặt căng bóng, sáng sủa, số lượng trứng cá mới xuất hiện giảm...).
2. Dùng thuốc đắp
Tùy theo mùa và điều kiện cụ thể, có thể áp dụng 1 trong các phương pháp sau:
- Dùng cánh hoa đào và nhân hạt bí đao liều lượng bằng nhau (khoảng 30 g) giã nát, sau đó trộn với mật ong tốt, lượng vừa đủ rồi đắp lên mặt, để khoảng 30 phút thì rửa sạch. Mỗi ngày làm 1 lần.
- Dùng 50 g cánh hoa hồng giã nát, đắp lên mặt (vùng có nhiều tổn thương trứng cá), để khoảng 30 phút rồi rửa sạch.
- Lấy khoảng 50 g hoa gạo tươi giã nát, đắp lên vùng tổn thương.
3. Thuốc uống
- Phục linh, sinh hoàng kỳ mỗi thứ 16 g; trần bì, kim ngân hoa, thương truật, bạch giới tử mỗi thứ 12 g; hoàng cầm 8 g; cam thảo 4 g.
- Với phụ nữ nhiều trứng cá màu đỏ, bệnh tăng giảm theo chu kỳ kinh nguyệt, dùng kim ngân hoa, bồ công anh, bạch thược, bạch giới tử, sài hồ, phục linh mỗi thứ 12 g; chi tử, thông thảo, thiên hoa phấn, mộc thông mỗi thứ 8 g; cam thảo 4 g.
Mỗi thang thuốc sắc 3 lần (mỗi lần cho 3 bát nước, sắc còn 1 bát), sau đó trộn nước của 3 lần sắc vào, cô đặc còn khoảng 1 bát (200 ml), chia uống 2 lần trong ngày.

Trị mụn nhờ thiên nhiên

Hãy sử dụng các loại rau quả quanh vườn để điều chế thành thuốc trị trứng cá hiệu quả, lại không tốn kém. Những “liều thuốc” từ thiên nhiên này có thể đem lại cho bạn một làn da mịn màng trắng trẻo “sạch không còn mụn”.
Trước khi áp dụng những phương pháp này bạn phải xác định nguyên nhân gây mụn, mụn gì, và tính chất da của mình mà lựa chọn cách trị mụn cho phù hợp.
Bạn Quan Tâm
* Sử dụng chức năng Tìm Kiếm
để tìm chủ đề bạn quan tâm.
* Trị mụn trứng cá
1. Rau diếp cá: Rau diếp cá có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn nước, làm đẹp da. Khi dùng, nên vò nhuyễn lá, vắt lấy nước, trộn với một ít cám gạo, thêm vài giọt dầu ôliu, đắp lên mặt 10-15 phút. Rửa sạch bằng nước lạnh
2. Violet: Cho 30g cánh hoa violet vào nồi nước tinh khiết (1.000ml) đun trong vòng 10 phút. Một phần nước dùng để uống như trà, một phần nước cô đặc lại còn 80ml. Dùng nước cô đặc này thoa lên mụn trứng cá mỗi ngày 4 lần.
3. Tỏi và mật ong: Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời từ 2-3 tháng, dùng hỗn hợp này đắp mặt thay mặt nạ dưỡng da sẽ làm da luôn sạch sẽ và trắng mịn màng.
Tỏi có tác dụng tăng cường sự bài tiết hocmon, tăng cường sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới. Chất alixin trong tỏi có tác dụng khử trùng bảo vệ tế bào da, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn làm cho da trắng mịn và không bị mụn.
4. Giấm lâu năm với trứng gà: Lấy 1 quả trứng gà ngâm vào 200ml giấm lâu năm (khoảng 3 năm). Ngâm 3 ngày, 3 đêm, khi nào bóp thấy quả trứng mềm là được. Sau đó vớt trứng gà ngâm từ trong giấm ra, đậy kín để dùng dần.
Lau vùng da bị mụn cho sạch với nước hoa hồng, lấy lòng trắng trứng gà thoa lên chỗ bị mụn. Sau đó rửa sạch mặt với nước ấm.
5. Lá mướp non: Lấy lá mướp non rửa sạch để ráo, giã vắt lấy nước cốt. Lau sạch mặt bằng nước hoa hồng rồi thoa nước cốt lá mướp lên chỗ có mụn.
6. Đu đủ xanh: Lấy một miếng đu đủ xanh (cả vỏ và hạt non) xay nát, đắp lên vùng da bị mụn.
7. Chuối tiêu và mật ong: Nghiền một quả chuối tiêu với 5 thìa mật ong. Đắp lên vùng da bị mụn. Để khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước lạnh.
8. Mật ong và bột quế: Trộn 3 thìa mật ong và 1 thìa cà phê bột quế, bôi đều hỗn hợp này lên vùng da bị mụn trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch vào sáng hôm sau với nước ấm.
9. Nước ép dưa leo: Ép dưa leo lấy nước, pha thêm vào một thìa cà phê kem tươi hoặc 2 thìa sữa tươi và một lòng trắng trứng, đánh đều, rồi lấy cọ quét dung dịch lên mặt để 15 phút rồi rửa mặt bằng nước ấm.
10. Lá lô hội: Dùng mũi dao cắt lát lá lô hội, lấy chất dịch tiết ra từ lá. Sau đó, nhẹ nhàng thoa chất dịch này lên những nốt mụn, để trong 10 phút, rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này làm mát và giảm độ sưng tấy của mụn. Làm tuần 2 lần.
11. Hạt nhục đậu khấu: Tán hạt nhục đậu khấu với sữa tươi, đắp lên vùng da bị mụn, sẽ không để lại sẹo.
12. Chè nhân ý dĩ đậu xanh: Rửa sạch đậu xanh và ý dĩ cho vào nồi hầm chín, sau đó bỏ đường phèn (không nên cho ngọt quá), mật ong khuấy đều. Đậu xanh có tác dụng thanh hỏa, giải khát, làm trắng da. Ý dĩ phòng ngừa và giảm mụn ở da mặt.
13. Nước vo gạo kết hợp với lá lô hội: Lấy nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong bên trên, dùng muỗng nạo lấy nhựa nhớt bên trong lá lô hội (bằng với lượng nước vo gạo dùng trong ngày). Trộn đều hai thứ. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt thật sạch, rồi thoa dung dịch trên lên mặt, thoa cho đều, đến sáng ngủ dậy rửa sạch mặt bằng nước ấm.
14. Nước cốt rau sam: Rau sam tươi 1 nắm (30-50g) rửa sạch, giã nhỏ (hoặc xay nhuyễn), ép lấy nước cốt để riêng, bã để riêng. Rửa sạch mặt, lau khô. Dùng bông thấm nước cốt rau sam bôi lên vùng da bị mụn. Có thể bôi nhiều lần trong ngày, khô lại bôi tiếp. Lúc ngủ trưa (hoặc tối), có thể đắp xác và nước cốt rau sam lên mặt để ngủ. Với cách làm này, làn da không chỉ mát dễ chịu mà các nốt “đèn pin” cũng sẽ lặn dần.
15. Cà rốt và sữa chua: Xay nhuyễn cà rốt rồi trộn đều với sữa chua (thành hỗn hợp sền sệt), xoa lên mặt để khoảng 20 phút rồi rửa bằng nước sạch. Sữa chua diệt vi khuẩn, trị mụn trứng cá, sinh tố A làm lành sẹo, mờ vết thâm.
16. Lá bạc hà: Lá bạc hà tươi rửa sạch nghiền nát, đắp lên mặt hằng đêm sẽ giúp làm sạch da, lành những mụn trứng cá bị nhiễm trùng và loại bỏ các loại mụn khác trên mặt.
17. Nước chanh và bột quế: Chanh quả vắt lấy 1 thìa cà phê nước cốt trộn với 1 thìa cà phê bột quế, bôi lên vùng da bị mụn trên mặt.
18. Đắp cà chua: Cắt quả cà chua thành những lát tròn, mỏng. Nằm lên giường và đặt những lát cà chua lên khắp mặt, đặc biệt ở những nơi nổi nhiều mụn. Giữ trong vòng 15 phút. Sau đó, lột bỏ cà chua trên mặt, rửa mặt bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn sạch.
18. Lá cải trắng: Dùng 3 lá cải trắng to, 1 chai không. Rửa sạch lá cải, trải lên mặt bàn khô, dùng chai nghiền. Khi lá cải chảy nước thì dừng. Làm 3 lần, mỗi lần 1 lá, 10 phút thay lá 1 lần. Mỗi ngày đắp mặt một lần ngoài tác dụng trị được mụn trứng cá cách này còn giúp cho làn da trắng mịn.
19. Mật ong, cam dầu, bột mỳ: Dùng 1 phần mật ong, 1 phần cam dầu, 3 phần nước, 1 phần bột mỳ pha trộn lẫn các phần nguyên liệu đó thành kem dưỡng da. Sau đó bôi kem này lên mặt trong vòng 20 phút, rửa lại mặt bằng nước sạch. Rất tốt cho da khô, có tác dụng chữa trị mụn lở, trứng cá, giúp da săn chắc, mịn màng.
20. Gai bồ kết và giấm gạo: Gai bồ kết 30g, thêm giấm gạo 100ml, sắc lấy nước đặc, lọc bỏ bã. Dùng bông sạch thấm nước thuốc, bôi vào chỗ da có mụn trứng cá, ngày 2-3 lần. Chữa mụn trứng cá bọc, mụn nước lở ngứa.
21. Dưa chuột và sữa tươi: Lấy một quả dưa chuột rửa sạch, thái lát tròn mỏng vừa đủ để đắp lên toàn bộ khuôn mặt, bỏ vào bát con rồi đổ một chút sữa tươi ngâm trong khoảng 5 phút.
Sau đó dùng tay vớt nhưng lát dưa chuột ra, lần lượt đắp lên toàn bộ khuôn mặt (bạn có thể đắp dưa chuột lên 2 hốc mắt). Để trong 10 phút rồi rửa mặt bằng nước ấm. Dưa chuột có tác dụng làm mịn da mặt, giảm bớt chất nhờn cùng với sữa tươi có tác dụng làm trắng da, giảm mọc mụn, giúp làn da tươi sáng, mịn màng.

* Trị mụn đầu đen

1. Nước chanh: Mụn đầu đen thường bám dai dẳng ở hai bên cánh mũi, trên trán... Dùng nước chanh bôi lên chỗ mụn trước khi đi ngủ. Sáng ngủ dậy rửa sạch mặt với nước lạnh. Lặp lại việc này vào các tối tiếp theo cho tới khi mụn đầu đen thực sự hết hẳn.
2. Lòng trắng trứng gà: Lấy một miếng vải cotton mềm nhúng vào lòng trắng trứng gà và đắp lên vùng da mũi bị mụn đầu đen. Đợi cho đến khi miếng vải khô và cứng lại, lật nhẹ miếng vải, chúng sẽ lấy đi hết mụn đầu đen trên mũi bạn.
3. 170g sữa chua, 2 giọt tinh dầu húng quế, 2 giọt tinh dầu bạc hà, nước cốt 1 quả chanh, 1/2 viên men, 2 muỗng súp bột khoai tây (ngâm khoai tây vào nước khoảng vài giờ; trộn với 2 muỗng súp sữa tươi)
Cách làm: Trộn đều các thành phần trên, đắp hỗn hợp lên mặt, chú ý đắp nhiều lên những vùng có nhiều mụn trứng cá và mụn đầu đen. Để khoảng 10 hoặc 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.

* Trị mụn cám

Lấy bột ngô trộn lòng trắng trứng gà đắp lên vùng da bị mụn cám, dần dần chúng sẽ biến mất./.

THUỐC TRỊ MỤN TRỨNG CÁ HIỆU QUẢ NHẤT


HUỐC TRỊ MỤN TRỨNG CÁ HIỆU QUẢ NHẤT


Trứng cá là bệnh da rất hay gặp, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì. Biểu hiện của bệnh là các mụn đầu đen, đầu trắng tại vị trí có nhiều tuyến bã như vùng mặt, lưng, ngực. Hiện nay có nhiều loại thuốc, mỹ phẩm dùng để điều trị mụn trứng cá nhưng cần phải hiểu rõ tác dụng, chỉ định của từng loại thì mới đạt hiệu quả tốt trong điều trị.
Có những loại thuốc điều trị mụn nào?
Thuốc điều trị mụn có 2 loại là thuốc điều trị tại chỗ (thuốc bôi, mỹ phẩm, sữa rửa mặt) và thuốc điều trị toàn thân (thuốc uống, tiêm). Người ta phân ra 4 nhóm thuốc chủ yếu điều trị mụn trứng cá là:
- Nhóm thuốc làm bạt sừng, bong vảy (keratolytics): Ví dụ mỡ salicylic acid 5-10%: có tác dụng làm mỏng lớp sừng trên bề mặt da, làm bong các nút sừng ở cổ tuyến bã, giúp chất bã thoát ra ngoài dễ dàng hơn, giảm tắc nghẽn chất bã trong túi tuyến bã. Nhóm thuốc này thích hợp để làm bong các nút sừng ở các loại mụn đầu trắng, mụn bọc nhỏ. Tùy vị trí và mức độ mụn để dùng loại có nồng độ phù hợp.
- Nhóm thuốc kháng sinh (antibiotic) và kháng khuẩn (antibactarial): Thường dùng các kháng sinh như clindamycin, erythromycin, doxycyclin; kháng khuẩn chống viêm như benzoyl peroxide. Các loại thuốc này vừa có tác dụng diệt vi khuẩn gây viêm tại mụn, lại vừa có tác dụng chống viêm nên thích hợp để điều trị các loại mụn viêm, mụn mủ. Dùng cả đường toàn thân và tại chỗ. Có các loại kháng sinh dùng tại chỗ như: dạng kem hoặc gel erythromycin 2 - 4%, clindamycin 1%, benzoyl peroxide 2,5 - 5%. Thận trọng khi dùng các thuốc tại chỗ loại này có thể gây nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy nên tránh nắng trong thời gian điều trị. Benzoyl peroxide còn có thể gây kích ứng trên da. Khi bôi, ngày đầu nên bôi thử một vùng nhỏ ở mặt trong cẳng tay, nếu không thấy ngứa, nổi mẩn đỏ thì mới bôi lên vùng mặt.
- Nhóm vitamin A acid (retinoid): Có tác dụng chống sừng hóa cổ tuyến bã, do đó ngăn ngừa hình thành các nút sừng tại cổ tuyến bã, giúp chất bã nhờn thoát ra dễ dàng hơn. Retinoid còn làm giảm tiết bã, chống viêm nên được dùng cho mọi loại mụn trứng cá, đặc biệt các dạng trứng cá bọc, mụn mủ, mạch lươn, trứng cá nặng, dai dẳng. Tuy nhiên, chống chỉ định dùng retinoid cho phụ nữ có thai, những người có tryglycerid, cholesterol máu cao. Hiện nay có các loại thuốc bôi tại chỗ là tretinoin 0,025 - 0,1%, isotretinoin 0,05% và adapalene 0,1%. Cần lưu ý thuốc có thể gây khô da, khô rộp môi, bong vảy lòng bàn tay, bàn chân. Để hạn chế bớt tác dụng phụ này chúng ta có thể cho dùng thêm các loại kem giữ ẩm, mềm da. Vitamin A acid còn làm cho da dễ bị nhạy cảm với ánh sáng do đó nên tránh nắng, hạn chế ra nắng hoặc dùng các biện pháp che, chắn nắng như đội mũ rộng vành, bịt mặt, mặc quần áo che kín da trong thời gian dùng thuốc và nên bôi thuốc vào buổi tối.
- Nhóm thuốc nội tiết (hormone): Ví dụ như các loại thuốc tránh thai, thường chỉ định cho các trường hợp nữ bị trứng cá. Liệu trình điều trị thường kéo dài từ 3 - 6 tháng. Không nên dùng loại thuốc tránh thai có thành phần progesterol đơn thuần vì loại này thường làm tăng nặng bệnh trứng cá. Nên dùng loại kết hợp progesterol tổng hợp thế hệ 2 là: levonorgestrel (khoảng 100 micrograms) với ethinyloestradiol (20 micrograms) chỉ định cho các trường hợp trứng cá vừa. Cyproterone acetate thường dùng trong các trường hợp trứng cá nặng và có thể dùng ở dạng thuốc tránh thai kết hợp như diane - 35. Không dùng nhóm thuốc này cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Một số điều lưu ý khi bị mụn trứng cá
- Hạn chế các yếu tố làm tăng nặng bệnh: Một số loại thuốc có thể làm bệnh nặng lên như thuốc tránh thai chỉ có progesterol, corticosteroids bôi hoặc uống, danazol, phenytoin, isoniazid, iodides, vitamin B12 tiêm, bromides và lithium. Đặc biệt, một số loại mỹ phẩm trên thị trường hiện nay có nhiều loại trôi nổi không rõ nguồn gốc thường có thành phần corticosteroids cần cảnh giác. Khi mới dùng thấy bớt mụn nhưng dùng kéo dài sẽ gây teo da, giãn mạch, mụn vượng phát. Cần ngừng sử dụng loại thuốc này hoặc nếu buộc phải dùng thì nên tìm các loại thuốc khác thay thế.
- Các bệnh nội tiết: Nếu trẻ em dưới 10 tuổi bị mụn trứng cá, cần kiểm tra xem có các dị dạng, bệnh của tuyến nội tiết hay không. Đối với phụ nữ, mụn trứng cá nhiều có thể là biểu hiện của chứng cường Androgen cùng với các biểu hiện rậm lông, béo phì, kinh nguyệt không đều. Cần thiết phải kiểm tra và kết hợp điều trị bệnh nội tiết mới có hiệu quả trong điều trị mụn.
- Các yếu tố tinh thần, xã hội: Những người hay bị stress, rối loạn giấc ngủ, ngủ ít, căng thẳng tâm lý, áp lực công việc, làm việc quá sức...  cũng dễ bị mụn trứng cá. Trong quá trình điều trị mụn cần quan tâm và loại bỏ các yếu tố này.
- Yếu tố nghề nghiệp: Một số người làm nghề tiếp xúc trực tiếp với dầu mỡ, halogen, làm việc trong môi trường ẩm ướt, nóng bức... cũng dễ phát sinh và làm mụn trứng cá nặng thêm. Cần cải thiện môi trường và điều kiện làm việc ở những bệnh nhân này, thậm chí phải đổi nghề.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, việc điều trị mụn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng cả nội tại và tác động bên ngoài. Để điều trị mụn được hiệu quả, cần hiểu rõ cơ chế tác dụng của từng loại thuốc, chỉ định đúng giai đoạn và biểu hiện của mụn, kết hợp hạn chế các yếu tố làm vượng bệnh và chăm sóc da, tư vấn đúng cách cho bệnh nhân.

MỤN CÁM MỤN ĐÂU ĐEN


Chữa mụn cám, mụn đầu đen

Da tôi tối và sần sùi, lại có rất nhiều mụn cám, mụn đầu đẹn Tôi rửa mặt thường xuyên bằng nước lạnh trước khi đi ngủ hoặc đi ngài đường về nhưng da vẫn không thay đổi được gị Tôi có nên uống thuốc làm đẹp da không? Hay là dùng thuốc bôi. Đi ra ngoài tôi thấy rất mất tự tin trong giao tiếp, Mặc đồ gì cũng thấy không đẹp vì da xâu.

(Nguyễn Thị Thanh Trúc)
Trả lời: 
Mụn đầu đen là những chấm đen được hình thành khi lỗ chân lông bị hỗn hợp sebum và tế bào chết bít lại. Màu đen của mụn là do tế bào da tập trung dày đặc và chuyển sang màu đen. Nhiều người thường tưởng nhầm rằng mụn đầu đen là do bụi bẩn hay do da không sạch tạo ra. Mụn đầu đen xuất hiện nhiều nhất ở vùng chữ T nhưng cũng không “từ chối” bất kỳ vùng nào trên mặt. Nếu bị viêm hoặc nhiễm khuẩn, chúng có thể chuyển thành những mụn trứng cá to và dễ thương tổn.

Không may là mụn đầu đen rất khó ngăn chặn do da thường xuyên sản sinh ra sebum. Rửa mặt bằng sữa rửa mặt có chứa axit salixilic sẽ giúp bạn tạm thời xóa bỏ lớp dầu trên bề mặt da. Axit Alpha hydroxy (AHAs) cũng là một thành phần rất tốt bảo vệ bạn khỏi sự tấn công của những đốm mụn đáng ghét này.

Đối với những mụn đầu đen “ngang bướng”, bạn cần có biện pháp mạnh tay hơn. Có thể bạn phải dùng các loại thuốc như Differin hoặc Retin-A. Không giống như AHAs, retinoid làm suy yếu mụn đầu đen đồng thời thúc đẩy việc thay thế tế bào để tế bào chết trên da không có cơ hội làm bít lỗ chân lông. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng rất hiệu quả khác là giảm việc sản sinh dầu, và do đó những mụn đầu đen khác sẽ không có “cơ may” xuất hiện trên mặt bạn.

Không may thay, retinoid không phải là biện pháp có thể đem lại kết quả trong ngày một ngày hai mà phải mất vài tuần để phát huy tác dụng. Không chỉ thế, khi dùng retinoid, da bạn còn có thể trở nên rất khô và bong ra từng mảng.

Vỏ trái cây có chứa glycolic cũng có tác dụng “đối phó” mụn đầu đen. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chúng nếu bạn đang dùng retinoid bởi bạn có thể bị đỏ rát. Vỏ trái cây sẽ nhanh chóng lột bỏ tế bào chết, đồng thời loại bỏ các bụi bẩn ở lỗ chân lông. Nên dùng 5-6 vỏ nhưng thường chỉ đến vỏ thứ hai là bạn có thể thấy kết quả. Chế độ dinh dưỡng với các sản phẩm chăm sóc da có chứa axit glycolic và axit salixilic sẽ giúp bạn duy trì kết quả thu được.

Bên cạnh đó, bạn có thể nhờ bác sĩ dùng máy chuyên dụng để loại bỏ từng mụn đầu đen. Đó là một loại thiết bị bằng kim loại có một đầu tròn nhỏ. Đầu này sẽ được ấn vào mụn đầu đen trong vài giây để đẩy nhân mụn ra ngoài. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu nhưng quá trình này thường diễn ra rất nhanh và có thể nói, đó là một cách hiệu quả để “tống cổ” mụn đầu đen.

Không có biện pháp nào để loại trừ mụn đầu đen vĩnh viễn nhưng nếu chịu khó chăm sóc da hàng ngày và thường xuyên, bạn có thể kiểm soát được chúng.

3 cách đơn giản chữa mụn đầu đen

Lấy một miếng vải cotton mềm nhúng vào lòng trắng trứng gà và đắp lên vùng da mũi bị mụn đầu đen. Khi miếng vải khô và cứng lại, lật nhẹ miếng vải, chúng sẽ lấy đi hết mụn đầu đen trên mũi bạn.

Mụn đầu đen thường bám dai dẳng ở hai bên cánh mũi, trên trán bạn, gây mất thẩm mỹ. Để loại bỏ chúng, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản mà hiệu quả sau:

- Dùng nước chanh bôi lên chỗ mụn trước khi đi ngủ. Sáng ngủ dậy, rửa sạch mặt với nước lạnh. Lặp lại việc này vào các tối tiếp theo cho tới khi mụn đầu đen thực sự hết hẳn.

- Lấy 170 g sữa chua, 2 giọt tinh dầu húng quế, 2 giọt tinh dầu bạc hà, nước cốt 1 quả chanh, nửa viên men, 2 muỗng súp bột khoai tây (ngâm khoai tây vào nước khoảng vài giờ; trộn với 2 muỗng súp sữa tươi).

Trộn đều các thành phần trên, đắp hỗn hợp lên mặt, chú ý đắp nhiều lên những vùng có nhiều mụn trứng cá và mụn đầu đen. Để khoảng 10 hoặc 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.

Ngoài ra, nếu bị mụn cám, bạn có thể lấy bột ngô trộn lòng trắng trứng gà đắp lên vùng da bị mụn cám, dần dần chúng sẽ biến mất.

Để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý mấy vấn đề sau:

- Giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ bằng sữa rửa mặt thích hợp: do da mặt nam dầy hơn da mặt phụ nữ, lượng bã nhờn tiết ra cũng nhiều hơn nên mỗi ngày bạn nên rửa mặt 3-4 lần, rửa nhẹ nhàng đối với làn da bị mụn, không nên chà mạnh làm tổn thương các nốt mụn, mụn sẽ bị vỡ non và sưng tấy

- Không được dùng tay bấm nặn lên các nốt mụn, nặn mụn bừa bãi ngoài việc làm tổn thương nặng làn da (làm cho nốt mụn sưng to hoặc thâm tim nhức nhối) còn làm nốt mụn bị vỡ bên trong da, các vi khuẩn sẽ lây lan và hình thành các nốt mụn mới

- Không sử dụng nhiều đồ ăn, uống dễ gây kích ứng như : hải sản, các đồ ăn quá nhiều chất béo, rượu, bia, cà phê, đồ ăn quá cay nên uống nhiều nước lọc và ăn nhiều đồ mát.

- Không nên đi bơi tại hồ bơi do nươc tại đây klhông đảm bảo vấn đề vệ sinh

- Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh ô nhiễm khuẩn từ khói bụi

- Làm việc và sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, luôn giữ cho mình một tinh thần bình ổn, thoải mái là những yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị mụn đạt hiệu quả cao và không bị tái phát trở lại.

MỤN BỌC MỤN MỦ

Gửi câu hỏi>>

Điều trị mụn bọc, mụn mủ

Thưa bác sĩ, trên mặt tôi xuất hiện nhièu mụn mủ, khi bùng phát thường dỏ và ngứa, tôi rất mong các chuyên gia hướng dẫn cho tôi cách điều tri. tôi xin cảm ơn!

(nguyẽn văn toàn)
 
Trả lời: 
Mụn trứng cá biểu hiện trên da là hiện tượng viêm nang lông tuyến bã. Ở người bị trứng cá da thường rất nhờn do tuyến bã tăng tiết, lỗ tuyến bã bị hẹp do sừng hoá dẫn đến các chất bã không thoát được, tích tụ tạo thành nhân trứng cá. Khi đó vi khuẩn có sẵn trong nang lông tuyến bã là P. acnes tăng sinh kết hợp với một số vi khuẩn khác gây viêm tại chỗ tạo các mụn mủ, mụn bọc. 
 
Một số yếu tố làm mụn trứng cá nặng thêm như: Rối loạn quá trình thanh thải nhiệt độc; lạm dụng chế phẩm bôi ngoài da chứa corticoid, thường xuyên nặn mụn trứng cá, vệ sinh da không tốt,…
 
Theo quan niệm Y học cổ truyền, mụn trứng cá do phong nhiệt tích tụ ở kinh phế, hoặc do huyết nhiệt sinh ra, hoặc do ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ sinh thấp nhiệt tích tụ trên da, hoặc do tỳ chuyển hoá kém, tích tụ nhiệt độc trong cơ thể, ảnh hưởng tới cân bằng sinh lý da gây nên mụn trứng cá. 
 
Tuy trứng cá là bệnh ngoài da nhưng việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, bệnh tái phát thường xuyên nên ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý và diện mạo của người bệnh. Các thuốc trị trứng cá hiện nay phổ biến là dạng bôi ngoài da với mục đích kháng viêm (kháng sinh, kháng khuẩn), giảm sừng hoá da (chế phẩm tiền vitamin A) giúp thông thoáng lỗ chân lông. Mặt khác, do tính chất của mụn trứng cá tái phát thường xuyên, trong khi các chế phẩm như: kháng sinh, tiền vitamin A,... không được khuyến cáo dùng dài ngày do một số tác dụng ngoại ý. 
 
Do vậy, qua thực tế điều trị cho thấy: Việc kết hợp các chế phẩm bôi ngoài da (trường hợp nặng có thể dùng kháng sinh đường uống) với các sản phẩm uống hỗ trợ điều trị mụn trứng cá từ thảo dược đem lại hiệu quả điều trị mụn trứng cá tốt hơn (đặc biệt đối với các mụn mủ, mụn bọc do bội nhiễm), giúp ngăn mụn mọc thêm, giảm mụn trứng cá tái phát. Đây được xem như một cách giải quyết bệnh từ bên trong, tạo tác dụng hiệp đồng giúp điều trị mụn trứng cá. 
 
Các bài thuốc giúp điều trị mụn trứng cá có nguồn gốc từ thảo dược không chỉ an toàn khi dùng thường xuyên hàng ngày và còn đem lại hiệu quả điều trị mụn trứng cá tận gốc, giúp tái lập cân bằng sinh lý da... 
 
Các vị thảo dượcđược thường được sử dụng trong các bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị mụn trứng cá phải kể đến: Bồ công anh, ngưu hoàng, cam thảo, đại hoàng, sơn đậu căn... có tác dụng thanh huyết nhiệt, thanh phế nhiệt, tiêu viêm, tán ứ, trừ nhiệt độc...tái lập cân bằng sinh lý da; một số kháng sinh thực vật cũng thường phối hợp trong bài thuốc trị trứng cá như: Kim ngân hoa, Xuyên tâm liên, chi tử... 
 
Tuy nhiên các thuốc trên chủ yếu là dạng thuốc sắc nên gây bất tiện cho người sử dụng nhất là với giới trẻ. Để khắc phục tình trạng trên, các nhà bào chế thuốc đã nghiên cứu và chuyển dạng sử dụng cho bài thuốc cổ phương dưới dạng viên nang, viên nén... là các dạng thuốc phân liều cụ thể, thuận tiện khi sử dụng. Quan trọng hơn, chất lượng của nguyên liệu đầu vào cũng như chất lượng của sản phẩm được kiểm soát đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Do vậy, việc chuyển dạng bào chế các bài thuốc cổ phương, các vị dược liệu đang là xu hướng trong ngành Dược. 
 
Hiện nay trên thị trường, sản phẩm viên uống từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, ngăn mụn mọc thêm, giảm mụn tái phát thường được người bệnh sử dụng là Viên ngừa mụn Hoa Linh. Sản phẩm này đã được nhiều người sử dụng thay thế bài các bài thuốc Đông y trong phác đồ điều trị mụn trứng cá.
 
Trường hợp của bạn, có thể kết hợp một chế phẩm kháng sinh, kháng khuẩn bôi vào vị trí mụn (hoặc kháng sinh đường uống), một chế phẩm bôi giảm sừng hóa lỗ chân lông, làm tan nhân mụn với một chế phẩm uống từ các vị thảo dược trên (hoặc dùng các chế phẩm được bào chế sẵn như Viên ngừa mụn Hoa Linh). Trường hợp viêm da nặng, bạn nên đến khám tại phòng khám chuyên khoa da liễu để có cách điều trị cụ thể. 
 
Điều quan trọng, bạn nên: tránh nặn mụn; giữ da mặt luôn sạch, thông thoáng; sinh hoạt hợp lý (Tránh thức khuya, giảm stress; Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây, có thể bổ sung thêm Vitamin và khoáng chất...). Bạn không nên quá lo lắng về mụn trứng cá vì chính tình trạng căng thẳng, lo lắng không chỉ làm mụn nặng hơn mà còn ảnh hưởng tới học tập, giao tiếp bạn bè… 
 

MỤN TRỨNG CÁ LÀ GÌ


Mụn trứng cá biểu hiện trên da là hiện tượng viêm nang lông, tuyến bã. Bình thường, tuyến bã nhờn - một loại tuyến tiết trong cơ thể, tiết ra chất bã nhờn (Sebum) có tác dụng làm trơn bề mặt da. Sự bài tiết của tuyến bã nhờn chịu ảnh hưởng trực tiếp của hormon sinh dục nam (Androgen). Khi hormon này hoạt động mạnh sẽ kích thích các tuyến bã nhờn tăng tiết, đào thải chất bã ra ngoài.
Vì một nguyên nhân nào đó khiến miệng tuyến bã bị tắc nghẽn, hoặc tuyến bã nhờn bài tiết quá mức làm cho các chất tiết không được bài tiết kịp mà tích tụ tại lỗ chân lông.
Nếu cộng thêm tác động của vi khuẩn có sẵn trong nang lông tuyến bã (P. acnes) tăng sinh, hoặc kèm theo bội nhiễm của một số vi khuẩn khác như: tụ cầu, P. ovale… gây nên tình trạng mụn mủ, mụn bọc với biểu hiện sưng, nóng đỏ đau.
Trường hợp không bị nhiễm trùng sẽ tạo thành mụn đầu trắng, bị bịt kín. Khi mụn đầu trắng bị hở ra bên ngoài và gặp hiện tượng oxy hóa thì phần ngoài của nhân mụn sẽ trở thành màu đen, nên gọi là mụn đầu đen.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

MỤN TRỨNG CÁ Ở TUỔI DẬY THÌ

Xử lý mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Ngoisao.net - 34 tháng trước 115 lượt xem
Xu ly mun trung ca o tuoi day thi
Để tránh cho da bị sẹo thâm, lỗ chân lông phình to, bạn nên điều trị mụn càng sớm càng tốt. Việc này không chỉ giúp bạn phòng ngừa được các bệnh về da, tránh các tổn thương sẹo trứng cá mà còn giữ gìn được một làn da khỏe mạnh từ bên trong.
Nhiều người có quan niệm, mụn ở tuổi dậy thì là bình thường, không cần điều trị cũng sẽ tự hết. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Có khoảng 70% nguyên nhân gây mụn trứng cá ở lứa tuổi dậy thì là do thay đổi nội tiết tố.
Về lý thuyết, khi bạn trưởng thành và cơ thể ổn định, nội tiết hết thay đổi thì sẽ hết mụn. Nhưng trên thực tế, số người không cần làm gì mà mụn tự khỏi chỉ xấp xỉ 10%. 90% còn lại phải đối mặt với tình trạng mụn lây lan, viêm nhiễm, nguy cơ nang lông bị tàn phá, da bị sẹo thâm và lỗ chân lông phình to. Do đó, bạn cần phải có phương pháp kiểm soát và tác động tổng thể đến những nguyên nhân gây mụn ở cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể để xử lý mụn tận gốc và ngăn chặn không cho mụn tái phát (tốt nhất là không nên quá lạm dụng thuốc uống, đặc biệt là kháng sinh).
Để làm được điều này, bạn cần cân nhắc lựa chọn những trung tâm thẩm mỹ uy tín, được đầu tư công nghệ máy móc kỹ thuật cao. Tại Belas Spa, công nghệ trị mụn bằng ánh sáng đa năng Blue Light đang được áp dụng. Phương pháp này cho hiệu quả cao trong thời gian ngắn và an toàn. Bước sóng ánh sáng 590 nm khi chiếu thấu vào da sẽ làm các ổ viêm nhiễm cô đặc lại, đồng thời triệt tiêu được ổ nhiễm trùng từ bên trong, tránh được viêm nhiễm cho da. Vì chỉ tác động bằng ánh sáng nên làn da ít bị tổn thương, da không bị yếu và vỡ mao mạch nên rất hiệu quả và không gây sẹo.
Bên cạnh khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, ánh sáng Blue Light còn giúp cân bằng nội tiết tố, làm dịu thần kinh và điều tiết chất nhờn trên da. Thông thường, bệnh nhân trứng cá chỉ cần thời gian trung bình 3-6 tuần cho một khóa trị liệu. Không sẹo, không thâm, kết quả điều trị được cam kết là những ưu điểm vượt trội mà FDA Mỹ đã kiểm duyệt và chứng nhận cho phương pháp điều trị mới này.
Để hiệu quả điều trị được lâu dài, bạn cũng không nên sử dụng mỹ phẩm bôi ngoài da không rõ nguồn gốc; không thức khuya; ăn nhiều rau quả mát; vệ sinh da sạch; không tự ý nặn mụn; uống đủ 2 đến 2,5 lít nước lọc một ngày; bảo vệ da cẩn thận khỏi bụi bẩn và tác hại của tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời.